Sài Gòn Vui Trong Phút Giây Thôi (*)
Cô tìm đọc các nhà văn, nhà thơ Bắc di cư.
.
“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông.(Nguyên Sa).
Bởi vì em mặc áo lụa Nam Vang”.
Và Sài Gòn dưới mắt cô sinh viên nghèo không hoa mộng như những gì cô đã từng tưởng tượng.
Cô nhận ra Sài Gòn không là Hòn Ngọc Viễn Đông.
Chẳng vinh dự gì để nhận danh hiệu ấy khi những dinh thự, nhà thờ, phố xá, nhà hàng, khách sạn sang trọng của Sài Gòn là do người Pháp xây dựng và để lại.
Người dân Sài Gòn thuở ấy vẫn rất nghèo. Họ là những công tư chức, thầy giáo và người lao động tự do làm thợ thuyền, làm nghề buôn bán nhỏ, kiếm sống trong những ngôi chợ tồi tàn, hay trên gánh chè, gánh bún…
Từ bao năm trời, cái hũ đựng chao, cái bóng đèn hột vịt, cái tấm lịch Tam Tông Miếu vẫn thế. Mà thay đổi làm gì khi người tiêu thụ chẳng đòi hỏi và túi tiền của họ vẫn ngày càng đầy.
Từ lưu xá Phước Hải trên đường Trần Quốc Toản xuống quận 1 đi làm thêm ở văn phòng một hãng sản xuất hóa chất, tôi đã chen chúc cùng người dân Sài Gòn trên những chuyến xe bus chật chội, những chiếc xe lam nồng nặc mùi khói . . .
Sài Gòn theo tôi là một thành phố tự phát trên cái nền sẵn có của người Pháp để lại và rất thiếu vắng sự quản lý của một chính quyền chuyên nghiệp.
Họ sống đời thị dân của một thành phố ô hợp một cách hồn nhiên, vui vẻ.
Trẻ con Sài Gòn đã lớn lên, gắn bó với ngõ hẻm thân quen.
Và tôi bắt đầu yêu Sài Gòn với những cơn mưa bất chợt.
Sau một ngày cực nhọc, họ có thể chọn lựa đi xem Thanh Nga, Bạch Tuyết ở các rạp cải lương. Họ có thể say mê nghe Hùng Cường, Mai Lệ Huyền hát Túp Lều Lý Tưởng hay vào rạp xem Audrey Hepburn trong Vacance Romaine.
Người Sài Gòn có thể đứng nghiêm ngả mũ chào đám tang một người không quen nhưng không khóc tổng thống Mỹ Kennedy khi ông qua đời.
Sài Gòn không có lãnh tụ.
Đi lính, người Sài Gòn vẫn có thể nói “tôi chán cuộc chiến này” nếu họ thật sự nghĩ thế…
Và ký ức về Sài Gòn vì vậy vẫn còn là những nỗi nhớ ngọt ngào.
Tháng 9-2015
(Nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 66 – tháng 10-2015)